Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Góp thêm một bản dịch với cô hàng rau






元宵

今夜元宵月正圓
春江春水接春天
煙波深處談軍事
夜半歸來月滿船

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Rằm tháng giêng

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Bản dịch thơ của Xuân Thủy

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.


Một số bản dịch thơ khác chưa rõ người dịch ?

1.

Đêm tết Nguyên tiêu nguyệt sáng ngời
Xuân sông xuân nước lẫn xuân trời
Khói sương nơi vắng bàn quân sự
Đêm xuống đầy thuyền ánh nguyệt soi

2.

Rằm tháng Giêng trăng tròn lại tỏ
Dòng sông xuân,nước xuân,trời xuân
bên khói sóng luận bàn quân sự
Khuya thuyền về bát ngát trăng ngân.

3.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Xuân sông,xuân nước,xuân trời đẹp thay
Việc quân bàn giữa sương dày
Khuya về bát ngát thuyền đầy ánh trăng.


Bản dịch của Đỗ Đình Tuân
(Bản dịch lại)
Trăng tròn giữa rằm tháng giêng
Xuân sông xuân nước tiếp liên xuân trời
Việc quân bàn bạc xong rồi
Nửa đêm về bến trăng soi đầy thuyền

24/9/2013
Đỗ Đình Tuân

9 nhận xét:

  1. Anh Tuân rất yêu quý của chị Thu,bài dịch này lũ bán rau chúng có vẻ thích :

    Rằm xuân lồng lộng trăng soi
    Xuân sông,xuân nước,xuân trời đẹp thay
    Việc quân bàn giữa sương dày
    Khuya về bát ngát thuyền đầy ánh trăng.

    Trả lờiXóa
  2. Bản dịch hay đấy Hồng Nga ơi! (khen thế có sợ cụ Tuân chửi không?)

    Trả lờiXóa
  3. Người ta thường nói "dịch là phản". Nhưng trong giao lưu giữa các ngôn ngữ khác nhau bắt buộc vẫn phải dịch. Nhưng dịch ý thì dễ hơn nhiều so với dịch thơ, vì không phải ràng buộc vào vần điệu. Còn dịch thơ thì khó hơn. Vì thế dịch thơ thường dễ bị bỏ sót ý của nguyên tác. Cho nên ngoài việc dịch cho có vần có điệu cho xuôi tai cũng còn cần phải sát với ý của nguyên tác nữa thì mới tốt. Một bài thơ cần nhiều bản dịch có lẽ là vì vậy. Còn thích hay không thích là quyền của người đọc.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Đình Đứclúc 05:38 24 tháng 9, 2013

    Ghé thăm cụ,tôi lần đầu đọc nhật ký cá nhân,thấy bài số 3 cụ Tuân đăng dịch rất sát ý.

    Trả lờiXóa
  5. Bản số 3 đang được nhiều người thích. Nhưng câu 1 trùng hoàn toàn với câu dịch của Xuân Thủy và không sát với nguyên tác. Rằm tháng giêng mà dịch là "rằm xuân" là không sát vì nó không xác định rõ là rằm tháng nào trong ba tháng mùa xuân. Trăng vừa đúng độ tròn mà dịch là "lồng lộng trăng soi" thì chỉ gợi cái bầu trời cao rộng và chan hòa ánh trăng chứ không gợi hình ảnh trăng tròn. Ở bài thơ này thì câu ba là câu khó dịch nhất. Gần như chưa có bản dịch nào chuyển được hết ý của câu này "Trên khói sóng giữa đêm sâu bàn bạc việc quân sự". Câu 2, câu 4 của bài thơ dịch khá đạt.

    Trả lờiXóa
  6. Đên NGUYÊN TIÊU lộng trăng soi
    Xuân sông,xuân nước,xuân trời đẹp thay
    Việc quân bàn giữa sương dày
    Khuya về TA THẤY thuyền đầy ánh trăng.

    ------------
    Hồng Nga chưa bản dịch như vậy,bác Tuân thấy sao ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồng Nga chữa bản dịch như vậy,bác Tuân thấy sao ạ?

      Xóa
  7. Cho phép Triệu góp một chút vào bản dịch số 3 mà Hồng Nga đã sửa:

    "Đên NGUYÊN TIÊU lộng trăng soi
    Xuân sông,xuân nước,xuân trời đẹp thay
    Việc quân bàn giữa sương dày
    Khuya về thuyền cũng tràn đầy ánh trăng.

    *
    Câu 3 dịch như vậy là được (Yên ba thâm xứ bàn quân sự)=Việc quân bàn giữa sương dày.
    Câu 4 "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyên"=KHUYA VỀ THUỀN CŨNG TRÀN ĐẦY ÁNH TRĂNG.

    Có thể là tàm tạm.

    Trả lờiXóa
  8. Câi 1 của HN dịch thế chưa ổn đâu. Nguyên Tiêu thì chưa dịch. Lộng trăng soi thì chỉ gợi bầu trời cao sáng thôi chứ đâu có vẽ ra vàng trăng vừa đúng độ tròn? Câu 2 dịch khá đạt tuy bỏ ý "liền nhau" và thêm vào từ cảm thán "đẹp thay"
    Câu ba rất khỏ dịch. "trên khói sóng giữa đêm sâu bàn bạc việc quân sự" Sương dày hơi nặng và không đồng bộ với không khí đêm trăng. Có lẽ nên bỏ ý sương dầy mà dùng ý đêm sâu thì không gian bài thơ đồng bộ và nhẹ nhõm hơn. Câu 4 dễ dịc thôi "nửa đêm trở về trăng đầy thuyền. thêm "ta thấy" làm câu thơ thô nặng ra nên bỏ đi thay từ khác sát hơn chẳng hạn "trở lại" hay "về bến"...Chúc dịch giả Hồng Nga thành công

    Trả lờiXóa

ĐẾM TIỀN

Ông ngồi giương kính đếm tiền Đồng tiền mỏng thế mà liền với xương Tiền này là khoản tiền lương Là tiền năm tháng chiến trường cho ta ...