Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Kết quả tiết mục “Mời đối ngày cuối năm”


                  
                             
Từ hơn một tháng nay xóm mạng Tri Ân sôi nổi với trò chơi câu đối. Cuộc chơi “Mời đối ngày cuối năm” cũng chỉ là một  tiết mục nhỏ trong rất nhiều tiết mục mời đối, thách đối đan cài vào nhau, làm cho dân làng nhốn nháo rối tinh rối mù cả lên không biết nên chơi chỗ nào bỏ chỗ nào. Thôi thì cũng ngó chỗ này một tý, chỗ kia một tẹo như người đi xem hội vậy.
Trong một không khí như thế thì trò chơi “Mời đối ngày cuối năm” rồ lên một tý rồi chìm nghỉm, tắt lịm cũng là dễ hiểu. Nhưng đã nói thì phải làm, đã hứa thì phải thực hiện. Trong bài “ Vài ý kết thúc…” tôi đã chọn ba vế đối gần trùng với vế tự đối vào vòng chung kết và xin ý kiến bình chọn của dân làng. Nhưng dân làng ít người tham gia bầu chọn quá. Tôi xấu hổ không giám công bố số phiếu bầu nên đành áp dụng nguyên tắc thể thao: ai cán đích trước thì được. Theo nguyên tắc này thì Minh Hương là người trúng giải.
Vì số “tiền thưởng” quá nhỏ, nên không tiện gửi qua đường bưu điện, theo sáng kiến của “cánh trẻ nhà này” đành chuyển số tiền thành “thẻ điện thoại” và gửi vào tài khoản điện thoại của Minh Hương. Xin mọi người hãy chia vui cùng Minh Hương, bởi một tỷ tiền công cũng không bằng trăm ngàn đồng tiền thưởng?
Ấy là chuyện riêng của một tiết mục “Mời đối ngày cuối năm”. Còn các tiết mục khác cũng rất hay làm cho vụ đối của xóm mạng mình rất hiệu quả. Ngay cả câu mời đối ngẫu hứng của tôi thôi mà cũng lập tức có những vế đối lại khá hay và lý thú. Chẳng hạn như vế đối của Nguyễn Khắc Nguyệt: đem Ăn tái sướng tê mà đối với Nhìn sung thấy sướng thì về mọi phương diện đều rất chuẩn.
-Về đối chữ: thì sung sướng là một nội động từ (động từ chỉ hoạt động tâm lý, khác với ngoại động từ chỉ hoạt động cơ bắp và các hoạt động của giới tự nhiên bên ngoài)- đối lại tái tê cũng là một nội động từ. Sung sướng là một từ ghép cùng phụ âm đầu s-đối lại tái tê cũng là một từ ghép cùng phụ âm đầu t.
-Về đối nghĩa: thì sung sướng là một trạng thái tâm lý Vui vẻ hạnh phúc- đối lại tái tê lại là một trạng thái tâm lý đau buồn khổ não. Đây là trường hợp đối tương phản. Nhưng trong đối nghĩa vẫn có thể đối tương đồng. Chẳng hạn có thể dùng hân hoan đối với sung sướng
-Về đối thanh: thì sung sướng có thứ tự thanh điệu là B-T(bằng-trắc)-đối lại tái tê lại có thứ tự thanh điệu hoàn toàn ngược lại T-B (trắc-bằng)
-Về lối chơi chữ: thì ở vế ra dùng hai động từ nhìn thấy để tách ghép với từ sung sướng thành nhìn sung thấy sướng-đối lại ở vế đối cũng dùng hai động từ ănsướng để tách ghép với từ tái tê thành ăn tái sướng tê…
Đối lại phải như thế thì mới chỉnh và hay được    
Ở nhiều tiết mục đối khác cũng đều có những vế đối lại chỉnh và hay. Với cách chơi như xóm mạng ta thế này, tôi tin vụ đối sang năm của xóm ta có khả năng còn hay hơn nữa, nếu như cư dân xóm ta còn hứng và trò chơi câu đối vẫn tiếp tục được duy trì.
Xin cám ơn.

18/1/2012
Đỗ Đình Tuân





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...