Bách
khoa trí tứ toàn thư chép về tích “Táo quân” như sau:
Trọng Cao
có vợ là Thị Nhi
ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một
hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng
làm vợ Phạm Lang.
Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm
vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị
Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể
chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt
gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong
đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón
ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra
thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy
để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ,
thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo
vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên
Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo
Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân. Nhưng mối người làm một chức vụ:
-Phạm Lang là Thổ Công trông nom
việc bếp núc
-Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc
nhà
-Thị Nhi là Thổ Kỳ trông nom việc
chợ búa.
07/02/2018
Đỗ Đình Tuân
(Sưu tầm)
Đỗ Đình Tuân
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét