Bài “Thú Bồng Lai” của Tạ Anh Ngôi, có nhiều từ mơ
hồ khó hiểu. Vì thế Đỗ Đình Tuân không thể họa nổi theo những phép thông thường.
Đành phải “sáng tạo” ra một lối họa “mới toanh”. Tạm gọi tên cho lối họa “chưa
từng có” này là “họa đổi vần”. Trong phép họa này không dùng vần của bài xướng
nữa mà thay thế bằng một “vần mới”. Cụ thể trong bài này Đỗ Đình Tuân đổi vần “ai” của Tạ Anh Ngôi thành vần “em-en-iên” thuộc hệ “cận vần” của Đỗ Đình Tuân
Ai đưa ai tới thú bồng em
Khoái lạc trần ai ối gã thèm
Rừng vắng đồi hoang chờ kẻ khám
Khe sâu suối lạ đợi người xem
Anh mê mải ngắm hoa cùng gấm
Em ngất ngây nhìn khóa với then
Ta dắt nhau vào trong cõi thực
Ở trần mà chẳng khác chi tiên.
13/3/2013
Đỗ Đình Tuân
Tiên xưa vốn chẳng có quần
Trả lờiXóaCho nên trần thế ở trần là tiên
Ông mê mải "thú bồng em"
Chả riêng ai"ối gã thèm"ông ơi!
Ở trần mà muốn lên trời
Ở trời lại muốn làm người trần gian
Cuộc đời mới lắm đa đoan(!)