Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Chí Linh phong vật chí (2)

                                                 Trang 1

   SỰ TÍCH TIÊN HIỀN HAI HUYỆN CHÍ LINH VÀ THANH LÂM

Năm Bính Tý, tức năm Bảo Đại thứ 11, tháng 3 nhuận, gia đình họ Đào Ngọc, xã An Lạc, phụng sao lục sự tích, tiên hiền huyện Chí Linh như sau:
Nguyên trước phủ nam Sách, kiêm lỵ hai huyện Chí Linh và Thanh Lâm. Đến năm Đồng Khánh thứ 2 (1)* mới chia làm hai huyện. Lại đến năm Thành Thái thứ 1 (2) *, huyện lỵ Chí Linh mới rời đến đồn Quy Sơn, xã Lạc Sơn.
Kẻ hậu học, nhân lúc hứng có vịnh bài thơ nôm như sau:
Phong cảnh Chí Linh lắm cảnh thay
Muốn theo nối gót chứa vần xoay
Chiếu lều nợ trả đành chờ hội
Áo mũ ơn ban “hẳn có ngày” (1)
Biển rộng biết bao đàn cá nhảy
Trời cao còn vạn giống chim bay
Của kho vô tận khi nào hết
Có phúc thời tiêu nọ “phải vay” (2)

Bảng lục quán chí các vị tiên hiền huyện Chí Linh

Xã Long Động:  1 trạng nguyên, 2 tiến sĩ
Xã Sác Khê:       1 trạng nguyên, 1 tiến sĩ
Xã Phụ vệ:                                    6 tiến sĩ
Xã An Ninh                                  5 tiến sĩ
Xã Linh Giang                              2 tiến sĩ
Xã Đáp Khê                                  2 tiến sĩ
Xã Mật Sơn                                   2 tiến sĩ
Xã Chí Linh                                  2 tiến sĩ
Xã Hộ Xá                                      5 tiến sĩ
Xã Cổ Châu                                  1 tiến sĩ
Xã Mặc Động                               2 tiến sĩ

Ghi chủ trang 1:
(1)*-Năm Đồng Khánh thứ 2: 1887- chia chí linh cổ thành 2 huyện
(2)*-Năm Thành Thái thứ 1:   1889- huyện lỵ Chí Linh chuyển về đồn Thiên 
                             (Đỗ Đình Tuân chú thêm)
(1) và (2) trong bài thơ của “kẻ hậu học” trong nguyên bản không có chữ vì giấy nát, chúng tôi thêm theo ý tác giả để được trọn bài thơ (ND: tức Nguyễn Huy Đại và Nguyễn Thanh Giản-Đỗ Đình Tuân chú thêm)  

                                         Trang 2

Xã Lạc sơn         3 thám hoa và tiến sĩ
Xã Kiệt Đặc                                  6 tiến sĩ
Xã Tu Linh                                   1 tiến sĩ
Xã Triều Dương                            6 tiến sĩ
Xã Hà Liễu                                    1 tiến sĩ
Xã Đột Lĩnh                                  2 tiến sĩ
Xã Trực Trì                                   3 tiến sĩ
Xã Phao Sơn                                 1 tiến sĩ
Xã Ngô Đồng                               1 Tiến sĩ   (1)

                     CHÍ LINH BÁT CỔ

Nhà cổ trạng nguyên:
Ở xã Ninh Khê, nguyên trước là văn từ huyện Chí Linh, nay ở địa phận Xã Tống Xá.
Nhà cổ Thưởng tể:
Đền Quốc Phụ xã Kiệt Đặc
Nhà cổ Tiều Ẩn:
Điện Phượng Hoàng xã Kiệt đặc
Thành cổ Chí Linh:
Đồn Phao Sơn
Vườn cổ Dược Lĩnh:
Ở đền Kiếp Bạc
Động cổ Vân Tiên:
Chùa Huyền Thiên xã Kiệt Đặc
Bến cổ Nhạn Loan:
Bến Triều, xã Triều Dương
Tháp cổ Tinh Phi:
Ở núi Huyền Đinh (Nay là núi Trì Ngư) xã Kiệt Đặc

             SỰ NGHIỆP CÁC TIÊN HIỀN HUYỆN CHÍ LINH

TRIỀU LÝ:
Năm Quáng Hựu thứ 2(Nhân Tôn đặt ra khoa thi tiến sĩ, khoa thi này bắt đầu từ đấy)

Ghi chú trang 2
(1) từ Lý Trần đến nay(Bảo Đại thứ 11-1936), số người đỗ tiến sĩ có 55 người. Còn người đậu Hương cống hay vó quan thì không kể xiêt. ( Nhưng cộng vào chỉ được có 54? 3 tổng Nam Hà(thuộc Nam Sách ngày nay) có 25 và 4 tổng Bắc Hà(thuộc Chí Linh ngày nay có 29-Đỗ Đình Tuân chú thêm)

8/12/2013
Đỗ Đình Tuân

2 nhận xét:

  1. Đất này đúng là địa linh nên sinh nhiều nhân kiệt.

    Trả lờiXóa
  2. Em hàng rau chịu đọc nhỉ. Đỗ Trạng Tuân rất yêu, rất quý và rất nể cái đức tính ấy của em đấy. Có lẽ em thông minh sắc sảo và không kém phần hóm hỉnh là nhờ có cái đặc tính đó chăng. Cố nhiên vẫn cần phải có một phẩm chất ban đầu nhất định gọi là thiên bẩm. Chứ không có thì đọc cũng vẫn cứ ấm ớ như thường.

    Trả lờiXóa

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...