Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Chí Linh phong vật chí (15)

LONG ĐỘNG
(Kỳ 1)
Dịch âm:
Long Động tam hiền mạc Đĩnh Chi
Sơn tinh cấu khí tích truyền nghi
Đông A giáp bảng khôi nguyên chiếm
Bắc sứ hồng danh lưỡng quốc tri
Hoàng việt sử biên minh đính tích
Cổ trai vương nghiệp tuấn phong di
Tiên vô quý ngưỡng nhân vô tạc
Ký hữu công dư vịnh hữu thi
Thần miếu bất tùy thương hải biến
Khoa đường ninh vị quất lâm di
Niên dư ngũ bách nhân như kiến
Danh lại thiên thu dự vĩnh kỳ.
Dịch nghĩa:
Ba bậc hiền triết ở làng Long Động, một là mạc Đĩnh Chi
Tương truyền là thụ tinh khí của sơn linh mà sinh ra, chuyện này chưa
                                                                                     chắc đã đúng
Khi thi khoa đời Trần, thì họ tên đứng đầu bảng
Khi sang sứ Trung Quốc thì tiếng tăm lừng hai nước
Pho sử Hoàng Việt ghi rõ sự tích
Nghiệp vương Cổ trai sớm gây mầm mống
Ngẩng không thẹn với trời, cúi không thẹn với người
Sách công dư có chép và Thoát Hiên có thơ khen
Miếu thờ không vì cuộc dâu bể mà biến đổi
Nhà học há vì chùa Quất Lâm mà rời đi
Người hơn năm trăm năm tưởng như được đập (?)
Tiếng còn lại ngàn thu lưu truyền không mất.
Tạm dịch thơ:
Làng Long Động có ba hiền sĩ
Mạc Đĩnh chi bẩm khí sơn tinh
Bảng Trần trạng đã đề danh
Khi sang bắc sứ lại giánh trạng nguyên
Sử hoàng Việt một thiên còn chép
Đất Cổ trai vương nghiệp gây nền
Lòng không thẹn với dưới trên
Công Dư sách chép, Thoát Hiên thơ đề
Cuộc dâu bể miếu kia còn đó
Chùa Quất Lâm trường cũ chẳng rời
Nửa ngàn năm dẫu xa xôi
Tiếng tăm còn mãi muôn đời chẳng sai.
Ông họ Mạc, tên là Đĩnh Chi, tên hiệu là Tốn Hạnh, tên tự là Tiết Phu, người làng Long Động, đậu đệ nhất giáp tiến sĩ khoa Giáp Thìn (đời Trần)
Xét: Bia Ân lăng chép: ông là người làng Đống cao, huyện Bình Hà, tức là làng Long Động ngày nay. Chữ “Bình Hà” có chỗ cho là “Bàng Hà”.
Lại xét: trên bờ sông Nam Hà có một dải đất gọi là xã “Bàng Hà” cũng thường gọi là “Bình Hà”. Hiện nay chùa làng Lê Xá cũng gọi là chùa “Bàng”, âm tương tự nhau, hoặc có 2 tên khác nhau thì chưa kê cứu được. Thời trước Đống Cao và Long Động là một xã. Sau mới chia làm hai.
Theo truyền thuyết: ông quê oqr Long Động, còn Đống Cao cho là nơi ông dạy học. Tiên tổ ông húy là mạc Hiển Tích, đậu văn học đệ nhất danh, sung hàn lâm viện thủ tuyển khoa Bính Dần, niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 về đòi Nhân Tôn triều Lý, làm quan đến chức thượng thư bộ lại, ban cho kim ngự tử đại (cá vàng túi tía). Hiện nay ông là đầu hàng các bậc tiên nho trong huyện, vì lúc ấy chưa có chức tiến sĩ.
Em ông Mạc Hiển Tích là mạc Kiến Quang, cũng thi đậu văn học tuyển khoa kỳ thi niên hiệu Quảng Hựu thứ 5, sau làm đến chức thượng thư bộ công ( sau mới xét thấy ông mạc Đĩnh Chi là cháu 4 đời của cụ mạc Hiển Tích và là cháu họ 4 đời của  cụ Mạc Kiến Quang).
Lại xét: trong sách công dư tiếp ký có chép: cha mẹ ông nhà nghèo, làm nghề kiếm củi. Trong làng có một cái đống to cây cối rậm rạp, ở đây thường có giống khỉ. Một hôm bà mẹ ông đi rừng kiếm củi, bị con khỉ già ra hiếp dâm, bà về nói với chồng, ông chồng lấy quần áo của vợ mặc vào giả làm đàn bà, trong lưng mang theo con dao, con khỉ tưởng là đàn bà thật, lại ra định hiếp dâm, ông liền giết chết, rồi quẳng xác ra mé đống, lần sau ông đi qua chỗ xác con khỉ trước thì đã thấy đất đùn lên thành một cái mộ. Sau bà mẹ ông có thai, rồi sinh ra ông. Ông hình thù bé nhỏ, mặt mũi xấu xí, trông giống như con khỉ, nên cho ông là bẩm sinh của con khỉ (sơn linh). Người cha lấy làm lạ, có dặn người nhà khi chết thì đem xác ông táng lên trên mộ con khỉ. Ý giả ông ngầm hiểu cơ trời mới làm như vậy, hiện nay vẫn còn di tích.
Ông tư chất minh mẫn, khác với người thường. Lúc ông còn bé thấy trong làng có một người bị rắn độc cắn chết, ông đã đùa đọc văn tế ứng khẩu rằng: “ Tích xuân thanh vị thùy điểu ngữ/Thương phận bạc vị tử sà giáo” hai câu này đọc ra tiếng nôm (quốc ngữ): “Tiếc xuân xanh chưa ai…(1) Thương phận bạc lại bị con rắn cắn”. Ấy, ông có khí tượng hơn người đã thấy ngay từ thuở bé.
Lúc ấy có con vua là Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc mở trường dậy học. Ông xin vào học tại trường đó. Tuổi trẻ thông minh. Ông thi đậu trạng nguyên, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12, đời vua Anh Tông nhà Trần. Khi vào điình đối, văn ông được xếp hàng đầu. Vì vua thấy ông hình thù xấu xí, không ưng cho đậu trạng nguyên, ông làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Sen giếng ngọc) để tự ví mình, có ý nói là sen ở trong giếng, tuy hèn mà đáng quý, vua xem phú biết ý, lại cho đậu trạng nguyên. Như vậy trạng nguyên ở huyện ta ông là trước hết.

Ghi chú:
(1)   Điểu ngữ nghĩa đen là chim nói, nhưng theo nghĩa đen thì tối nghĩa mà lại nói đọc ra tiếng nôm thì lại có ý hơi tục ?

27/12/2013
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...