NÚI PHƯỢNG HOÀNG
Phượng
Hoàng Kinh Bắc danh sơn cổ
Kiệt
đặc kiếm lại kinh kỷ độ
Chúng
phong triêu hướng tượng tinh la
Lưỡng
tý thương khai hình phượng vũ
Tử
cực cung trung nguyệt nhất luân
Lưu
Quang điện hạ tùng thiên thụ
Miết
trì, châu tỉnh, Lệ Kỳ am
Huyền
Vân, Sơn động, Hàn than mộ
Nhất
hô thu thập vạn ban thành
Tiểu
Ẩn, Bạch Vân quy hứng bộ
Thạch
bi nhàn vấn nhận di tông
Sơn
cảnh nhân danh tương đối thọ.
Dịch nghĩa:
Núi
Phượng Hoàng từ xưa có tiếng ở xứ Kinh Bắc
Làng
Kiệt Đặc chiếm lại đã bao năm rồi
Các
núi chầu về giống như sao bầy
Hai
tay dang ra hình như phượng múa
Trong
cung Tử cực trăng một vầng soi
Dưới
điện Lưu Quang thông ngàn cây đứng
Ao Rùa,
giếng son với am Lệ Kỳ
Chùa
động Huyền Vân và mộ Hàn Than.
Thu
thập lại trong một bầu trời muôn vẻ thanh nhã
Tiều
Ẩn (1) và Bạch Vân (2) đi về thường ngâm vịnh
Thấy
bia đá nhân hỏi đến di tích
Cảnh
núi tên người song song còn mãi.
Tạm dịch là:
Tỉnh
Bắc năm xưa núi Phượng này
Thuộc
về kiệt đặc đã bao ngày
Nhiều
non chầu lại như sao rải
Hai
cánh giương lên tựa phượng bay
Cung
Tử Cực soi trăng một mảnh
Điện
Lưu Quang thông mọc ngàn cây
Miết
Trì, Lệ tự, giếng son lấp
Huyền
động Hàn Than mộ cổ xây
Tiều
Ẩn, Bạch Vân nhiều cảm hứng
Một
vùng thắng cảnh đẹp xinh thay
Dấu
xưa muốn hỏi xem bia đá
Cảnh
núi tên người thọ mãi đây.
Núi
Phượng Hoàng ở xã Kiệt Đặc, nguyên trước thuộc về huyện Phượng Nhỡn. Núi này
nhiều ngọn triêu vào giống như sao rải rải (?), hai cánh giương ra tựa như chim
phượng múa, thực là một cảnh đẹp, vì thế đặt tên là Phượng Nhỡn (?).
Tục
truyền núi này có cung Tử Cực, điện Lưu Quang nên Băng Hồ công có câu thơ:
Lưu
Quang điện hạ tùng thiên thụ
Tận
thị kình thiên nhất thủ tài
Tạm dịch là:
Dưới
điện Lưu Quang thông ngàn gốc
Đều
cao cao vót một tay trồng.
Đến
nay di tích cung điện đó không còn, chỉ còn lại nền chùa cổ mà thôi.
Dưới
núi này có giếng son đẹp, chỗ đất này sản xuất son sắc đỏ tươi, khác hẳn nơi
khác,sắc nước đỏ như son, sắc đất cũng như son. Dân địa phương thường lấy ống
nứa nhọn cắm vào đáy giếng, lấy được son mềm như bùn, đem phơi khô son đỏ tươi
và rắn chất lượng tốt nhất. Trung gian có bà Quý Đức Phi dự biết sẽ đánh thuế,
liền thúc giục người làng lấy đá lớn lấp đi từ đó lạc mất chỗ giếng cũ. Lã
Đường công có thơ rằng:
Tăng
hộ thương quan nhân ủy hổ
Thạch
nhàm đã quật vị tầm châu
Tạm dịch là:
Cửa
thiền cài chặt vì kinh cọp
Hang
núi đào bừa bới kiếm son.
Tức
là tả cảnh nơi này. Gần nay triều đình thường sai quan đến khám không thấy tung
tích gì cả. Chính người làng cũng không biết nơi nào. Hiện nay son tìm được đều
không phải son cũ. Lại có một nơi ở mé sông Miết Thủy. Trong sách thức âm phụ
(3) có chép Miết Thủy trì tức là ao này. Tục ngữ gọi là “đĩa son nước
noc”(?). Sườn núi có chùa gọi là chùa Lệ Kỳ. Đời vua Dụ Tông,tiến sĩ đời Trần
ẩn cư luyện đan (4) ở đây. Đời vua Dụ Tông thường vời vào kinh hỏi
phép luyện đan cho hiệu là chùa động Huyền Vân (?)Mi đông (?) có chùa gọi là
Hàn Than, ở đó có mộ sư Vô Dĩ (?)
Đời
Trần có quan tư nghiệp trường Quốc tử giám, người xã Quang Liệt, huyện Thanh
Trì, dâng tờ sớ thất trảm (5), rồi treo mũ áo về quê, yêu phong cảnh
núi Chí Linh đến ở đây gọi là Tiều Ẩn tiên sinh,tức là núi này, trong tập thơ
của Lã Đương công có câu:
Tương
phùng vị hữu hữu quan ước
Linh
Triệt hoàn ứng tiếu ngã phầu
Tạm dịch là:
Lúc
gặp về hưu chưa ngỏ ý
Chắc
thày Linh Triệt đã cười tôi
Sau
ông được tặng là Văn Chinh công,được phối tự ở Văn Miếu, việc này sách chép sử
viết rõ. Người sau có thơ vịnh là:
Thất
trảm chương thành tiện quải quan
Chí Linh
chung lão hữu dư nhàn
Tạm dịch là:
Thất
trảm dâng rồi quyết bỏ quan
Chí
Linh trọn đời được thanh nhàn.
Huyện
Thanh Trì tôn thờ là bậc tiên hiền, đền ở làng Cung Hoàng huyện này, tức là nhà
dậy học của ông khi trước. Trong bia có câu: “Ngôn yên bất tức ngộ, tức nhật
quảu thiên quan, vu cử lin Sơn hạ, thái nhiên tự thích nhàn”
Tạm
dịch là “Nói rồi mà không tỉnh, liền treo mũ về ngay, về núi Linh ẩn dật, tiêu
dao trọn tháng ngày”.
Đến
cuối đời nhà Mạc, có trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu là bạch Vân tiên sinh,
người huyện Vĩnh Lại, cũng đến ẩn cư ở nơi này (?). đời tiền Lê (?)quan hành tu
tham chính, họ Bùi người xã Thịnh Liệt huyện Thanh Trì dựng lều ở mé núi (?).
Đến nay nhà sư trụ trì ở núi này thương
giỏi phù chú, ý chứng được thần núi phù giúp. Lại các nhà sư thường trồng thông,
tới nay rậm rạp trông như đám mây đem lời cổ ngữ mày sui (?), há có phải là chỗ
đất nên trồng thông hay sao?
Ghi chú:
(1): Tiều Ẩn : tên tự Chu Văn
An
(2): Bạch Vân: tên tự Nguyễn
Bỉnh Khiêm
(3):Thức âm phụ: ba chữ này
chưa rõ
(4): Luyện đan: luyện thuốc
tiên
(5):Sớ thất trảm: sớ xin chém
7 người nịnh thần.
(Phần này trong tài liệu đánh máy từ 2/3 trang 15 đến
2/3 trang 18)
Sao Đỏ 11/12/2013
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét