PHAO SƠN
Phiên âm:
Tối
ái Phao Sơn đệ nhất phong
Quần
tinh ủng tháp dẫn đương long
Cổ
Thành sơn thượng anh hùng tích
Cổ
tự sơn đầu ẩn dật tông
Phả
Lại kinh âm phong nghịnh(?) xứ
Bình
Than ngư hỏa nguyệt minh trung
Hữu
cố Bạch Nhạn Kim đôi án
Thập
bát anh hùng thế đình chung
Hồi
vọng tả chi Nam
gián cảo
Sung
nghiêm quý khí giữ Thăng Long
Trần
am Lý phủ tang thương dị
Sơn
thụ giang hàn cổ hậu đồng.
Dịch nghĩa:
Rất
đáng yêu là ngọn thứ nhất núi Phao Sơn
Như
các sao về chầu dẫn đương long lại
Thành
xưa trên núi có dấu vết người anh hùng
Chùa
cổ đầu non có vết chân người ẩn dật
Là
nơi gió đón tiếng chuông Phả lại
Là
nơi lửa chài le lói dưới ánh trăng trong
Bên
hữu bãi Bạch Nhạn là mộ tổ người Kim Đôi
Mười
tám người anh hùng kế tiếp nhau hưởng lộc
Bên
tả là kiểu đất Nam Gián có chùa Sùng Nghiêm
Quý
khí của nó tương đối với chi mạch Thăng Long
Am
nhà Trần, phủ nhà Lý thay đổi có khác
Cây
núi nước sông trước sau vẫn như một.
Tạm dịch là:
Đỉnh
Phao Sơn đẹp vô cùng
Quần
tinh quay lại đương long dẫn vào (1)
Thành
xưa còn vết anh hào
Chùa
xưa còn dấu người vào ẩn cư
Tiếng
chuông Phả lại gió đưa
Binh
Than nguyệt dãi nhặt thưa lửa chài
Hữu
trông bạch Nhạn Kim đôi
Anh
hùng mười lẻ tám đời đình chung
Tả
quay Nam Gián chùa Sùng
Khí
thiêng với mạch Thăng Long sánh bầy
Lý
Trần am phủ đổi thay
Rừng
cây sông nước ngày rầy như xưa.
Di
cảo của Cao Biền có câu:
Chí
Linh cổ Phao
Thủy
thâm sơn cao
Long
sơn giáng khí
Hổ
lực phao giao.
Nghĩa là:
Chí linh cổ phao
Nước thẳm non cao
Núi Long giáng khí
Sức hổ đổi trao.
Đó chính là nói về đất ấy. Trên núi có thành cổ
vây quanh. Sách sử ký gọi là Chí Linh cổ thành, tức là nơi ấy. Người đời thường
kể lại rằng : thành này xây dựng về đời Vĩnh Lạc triều Minh, đời Trần đã
có thành rồi. Đến năm Khang Hựu nhà Mạc, đo đạc lại và mở rộng ra. Thời tây Sơn
cựu thần nhà Lê đã khởi quân ở đây.
Người ta còn cho đây là nơi danh lam cổ tích. Cách
núi về bờ bên kia, có chùa Phả Lại xứ Kinh bắc, tiếng chuông vọng sang bên này
nghe rất gần. Nhìn về phía trước có bãi Đại Than, sông Lục Đầu, lửa chài, ánh
trăng rất là đẹp mắt. Cụ Lã Đường có vịnh thơ như sau :
Nhật tảo Bình Than ngư địch đoản
Dạ hàn Phả lại hỏa đăng cô
Bất tri kim cổ đăng lâm khách
Diệc hữu giang sơn diểu vọng vô ?
Dịch nghĩa :
Buổi sáng tiếng sáo dân chài Bình Than ngắn (gấp)
Dêm lạnh ngọn đèn chùa Phả Lại lẻ loi
Chẳng hay du khách xưa nay đến đây
Có ngắm nhìn non nước này hay không ?
Tạm dịch thơ :
Sáo sớm Bình Than chài gấp giọng
Dènkhuya Phả Lại lẻ loi chong
Chẳng hay du khách xưa nay tới
Nước ấy non này có ngắm không ?
Lại có thơ rằng :
Vĩnh bạng dung âm lục tự đài
Dã trình hành tận thiểu bồi hồi
Thập niên khách nhỡn hồng vân quyện
Phó dữ giang sơn nhất phỏng khai
Dịch nghĩa :
Tựa mãi dưới bóng cây đa xanh biếc như rêu
Dường đồng quê đi hết dạ bồi hồi
Mười năm đất khách đã mỏi mệt với mây hồng
Nay mới có dịp ngắm nhìn non nước.
Tạm dịch thơ :
Dưới bóng đa xanh ngồi nghỉ mãi
Dồng quê dạo khắp dạ bồi hồi
May hồng đất khách mười năm mỏi
Non nước bây giờ mới mở coi.
Phía đông năm dãy núi, một dải cát nổi lên như
hình chim nhạn, sắc trắng như bạc, chiều dài chừng vài mươi trượng, cao vài
thước, người ta gọi là bãi Bạch Nhạn (nhạn trắng), gần trông như bạc, xa trông
như nước. Tục truyền người Tầu có câu : « Bạch Nhạn sinh mao, sinh
tận anh hào », nghĩa là : « nhạn trắng mọc lông, người sinh ra
hết thảy đều anh hùng ». Ngôi mộ tổ họ Hoàng xã Kim Đôi, huyện Võ Giàng ,
phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc,táng tại núi này, chính là đối diện với bãi cát ấy. Tại
đây kế tiếp sinh đươc 18 vị tiến sĩ. Gần đây cỏ xanh mọc lên, mười phần chỉ còn
ba bốn. Tiếp cận nơi này, có chùa Sùng Nghiêm dựng ở địa phận xã nam Gián. Thày
địa lý bảo đó là : « An Nam quý cục » nghĩa là : « thế
đất quý báu của nước An Nam ».Lấy xã Cổ Bi làm chi giữa, thành Thăng Long
làm chi hữu, xã nam Gián làm chi tả. Sau chùa có một khu phủ lỵ cũ, dựng từ
triều Lý, đến triều Trần có tu sửa lại am chùa. Trong hai triều này các hậu phi
thường đến đây du ngoạn.
(1)Đương long : long mạch
(Phần này trong tài liệu đánh máy
từ 1/3 trang 18 đến 2/3 trang 21)
12/12/2013
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét