LONG ĐỘNG
(Kỳ
2)
Năm
Mậu Thân niên hiệu Hưng Long thứ 16 ông phụng mệnh sang sứ nhà Nguyên, khi đi
đến cửa Nam Quan, vì gặp ngày mưa gió, nên lỡ chậm bị cửa quan đóng chặt lại.
Người giữ cửa không cho ông đi. Ông đã nói năng xin mở cửa, họ nhất định không
nghe, liền ra câu đối cho ông và nói là hễ đối được thì họ sẽ mở cửa. Đối ra
rằng:
Đáo quan trì, quan quan bế, nguyện quá
khách quá quan,
Có
nghĩa là: đến cửa quan chậm, cửa quan đóng lại, xin quá khách qua đi.
Ông
ừng khẩu đối rằng:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên
sinh tiên đối.
Nghĩa
là: ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước.
Người
Tầu phục tài lanh lẹn liền mở cửa cho đi.
Khi
đến kinh đô, người nhà Nguyên thấy ông bé nhỏ xấu xí, có ý coi thường, cho
người đào hầm ở dưới đất và hồi trống ở đó. Con ngựa của ông nghe thấy tiếng
trống, sợ quá chồm lên. Ông bị ngã ngựa, mọi người cười ồ lên.Ông nói: “Hiện
nay sẫm động ở dưới đất là không phải thời tiết, nên ta phục xuống để nghe đó
thôi”.
Một
hôm quan tể tướng mời ông vào tướng phủ cùng các tân khách ngồi chơi. Lúc này
vào khoảng tháng 5 tháng 6 âm lịch. Bức trướng mỏng có thêu con chim sẻ vàng
đậu trên cành trúc. Ông tưởng lầm là chim sẻ thật, chạy lại bắt. Người Tầu chê
là quê mùa cười ồ cả lên. Ông bèn xé tan bức trướng ra. Mọi người đều thấy làm
lạ hỏi ông. Ông ứng khẩu đáp: “Tôi nghe người xưa có vẽ tranh mai tước (Cành
mai chim sẻ) chứ chưa thấy ai vẽ tranh Trúc tước (cây trúc chim sẻ) bao giờ. Naytôi
thấy trướng của quan tể tướng lại thêu trúc tước như vậy. Thêu như vậy là kẻ
tiểu nhân ở trên người quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn mạnh, đạo quân tử tiêu
đi. Cho nêm tôi vì thánh hiền mà trừ bỏ đi đó thôi”. Mọi người đều phục là có
tài ứng biến.
Tới
khi vào triều, gặp người nước ngoài dâng vua cái quạt. Vua nhà Nguyên sai ông
và sứ nước Cao Ly cùng làm bài thơ quạt. Ông Cao Ly viết xong trước, viết là:
Uẩn long trùng trùng Y Doãn Chu Công
Vũ tuyết thê thê Bá Di, Thúc Tề
Tạm
dịch là:
Khi
nắng nấu nung được trọng dụng như Y Doãn và Chu Công
Khi
lạnh tái tê bị coi rẻ như bá Di với Thúc Tề.
Đang
lúc ông chưa nghĩ được thể văn thế nào, trông thấy quản bút của sứ Cao Ly viết
4 chữ trên, bèn nhanh ý suy diễn ra mà viết là:
Lưu kim thước thạch, thiên địa vi lô,
nhữ ư tư thời hề Y –Chu cự nho; Bắc phong kỳ
lương, vũ tuyết tái đồ, nhữ ư tư thời hề Di-Tề ngã phu. Y! Dụng chi tắc hành,
xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhữ hữu thị phù.
Tạm
dịch là:
“Chảy vàng nóng đá, trời đất như lò, người ở lúc này
Y-Chu cự nho; gió bấc lạnh lung, mưa tuyết đã sa, người ở lúc này Di-Tề nằm co.Ôi!
khi dùng thì hành, khi bỏ thì xếp, chỉ có ta với người là như thế ư?”
Làm
xong đăng trình, vua nhà Nguyên khen ngợi, liền cầm bút khuyên câu “y” và gia
phong là “Lưỡng quốc trạng nguyên” (trạng nguyên hai nước). Sau lại gặp kỳ thi
đình, ông xin vào thi cũng trúng cách.
Một
hôm ông đi chơi ở ngoài đường, ông cưỡi lừa, người Tầu cưỡi ngựa. Lừa của ông
đụng phải ngựa của người Tầu, họ
liền đọc rằng:
Xúc ngã kỵ mã Đông di chi nhân dã, Tây
di chi nhân dã
Ông
ứng khẩu đối lại:
Ất dư thừa lư, Nam phương chi cường dư,
Bắc phương chi cường dư
Tạm
dịch là:
Đụng vào ngựa của ta,người rợ Đông di hay rợ Tây di?
Ngăn lại lừa của ta,người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?
Lại
một lần nữa người Tầu ra câu đối:
Kỳ dĩ mộc, bôi phủ mộc, như hà dĩ kỳ vi
bôi
Ông
đối:
Tăng tàng nhân, phật phất nhân, vân hồ
dĩ tăng phụng phật.
Dịch
nghĩa:
Kỳ là gỗ, chén không phải là gỗ,tại sai lại lấy cây kỳ
làm cái chén
Tăng là người, Phật không phải là người, tại sao lại
nói lấy tăng thờ Phật. (1)
Lại
một lần người tầu ra câu đối:
An khứ nữ, dĩ thỉ vi gia
Ông
đối:
Tù xuất nhân, nhập vương thánh quốc
Nghĩa
là:
Chữ an bỏ chữ nữ ra, thêm chữ thỉ vào thì thành chữ
gia
Chữ tù bỏ chữ nhân ra, thêm chữ vương vào thì thành
chữ quốc.
Người
Tầu xem câu đối này suy đoán là: con cháu ông về sau, tất có người làm nên vua,
nhưng tiếc rằng chữ quốc viết đơn thì làm vua cũng không được lâu dài.
Lại
một câu đối nữa:
Nhật hỏa vân yên, bạch đán thiêu tàn
ngọc thỏ (2)
Đối
lại:
Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn sạ lạc
kim ô. (3)
Dịch
nghĩa:
Mặt trời là lửa, đám mây là khói, ban ngày đốt cháy
con ngọc thỏ
Mặt trăng là cung, các vì sao là đạn, chiều về bắn rơi
con quạ vàng
Ghi chú:
(1)
câu đối này có ý
chơi chữ vì chữ kỷ là chữ di và chữ mộc, chữ bôi là chữ phủ và chữ mộc, chữ
tăng là chữ tằng và chữ nhân,chữ Phật là chữ Phất và chữ nhân.
(2) Ngọc thỏ: con thỏ trắng chỉ mặt trăng
(3) Kim ô là con quạ vàng, chỉ mặt trời.
29/12/2013
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét