Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Chí Linh phong vật chí (10)




                          DƯỢC SƠN – VẠN KIẾP

Thơ vịnh phiên âm:
Dược Sơn vạn Kiếp lưỡng tinh đảo
Bắc Đẩu Nam Táo song đối hạo
Thiên Đức giang loan ất tự triều
Nộn Sơn trung trĩ long hình bão
Di nhàn tích thặng thụ hoa vi
Phá tặc dư uy hương hỏa miếu
Hoán tịch trừ ma, sự hữu vô
Danh tướng linh thần tráng bất lão.
Dịch nghĩa:
Xã Dược Sơn, xã vạn Kiếp có hai tinh đảo
Là Bắc Đẩu, Nam Tào hai ngọn đối nhau
Khúc sông Thiên Đức chầu vào theo hình chữ ất
Ngọn giữa Nôn Sơn như khúc rồng ôm lấy
Dấu vết dưỡng nhàn cây hoa vây quanh
Dư uy phá giặc có đền miếu hương lửa
Đổi chiếu trừ ma việc có hay không ?
Tướng giỏi thần thiêng tiếng đồn mãi mãi.
Tạm dịch thơ:
Dược Sơn-Vạn Kiếp hai tinh đảo
Lấy tên Bắc Đẩu với nam Tào
Thiên Đức quanh co dòng nước ủ
Nôn Sơn giữa đứng dáng rồng chầu
Nuôi nhàn cảnh cũ hoa vây bọc
Giết giặc oai xưa hương ngạt ngào
Đổi chiếu trừ ma nào đã chắc
Thần thiêng tướng giỏi tiếng ngàn sau.

Xã Dược Sơn tiếp giáp xã Vạn Kiếp (Nay là Vạn Yên), huyện Phượng Nhỡn, địa thế như rồng uốn khúc từ trên núi xuống, hình như tay ngai, hai bên nổi dậy hai ngọn núi. Một ngọn ở xã Dược Sơn. Tục truyền trên núi có chùa. Trong chùa có một cụ già, biết đoán may rủi, lời nói thường hiệu nghiệm, người bốn phương lại hỏi rất đông, về sau không biết đi đâu, chỉ thấy trên vách có đề một câu: “Nam Tào thương linh tiêu” nghĩa là “Mây thiêng trên nam Tào”. Vì thế người ta lập đền thờ tại đây, gọi là núi Nam Tào.
Ngọn núi thứ hai ở xã Vạn Kiếp. tục truyền có một người lái buôn, đêm đi dưới núi, nghe có người bàn đi nói lại về việc thiện ác, thọ yểu của người đời. Lúc gà gáy, bỗng có cơn gió Tây, mây bốn phía tụ lại, phảng phất như có người đi trong gió. Người lái buôn nhìn lên núi, thấy một người cao lớn, mũ cao, áo thắt đai, ngồi xe mây lên trời. Hôm sau, người ấy đem chuyện kể lại, dân địa phương bèn lập đền thờ, đặt tên núi là Bắc Đẩu. Núi này và núi Nam Tào đứng đối nhau, giữa có núi Nộn Sơn. Trước mặt trông ra sông Thiên Đức, sông uốn khúc như hình chữ ất.
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, tôn thất nhà Trần lấy đất này làm vườn hoa. Vì Trần Hưng Đạo giết Phạm Nhan và Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng nên người đời sau nhân đấy lập đền thờ. Nay gọi là đền Kiếp Bạc. Theo tục truyền, người phụ nữ nào mắc bệnh không sinh đẻ thì gọi là mắc bệnh Phạm Nhan, Hễ đến cầu đảo, đem chiếu mới đến đổi lấy chiếu cũ của thần vị đem về cho bệnh nhân nằm, thì bệnh sẽ khỏi, xa gần kéo đến lễ đền, đi lại tấp nập, năm này qua năm khác, đông như nước chảy. Đến nay tục ấy vẫn còn.


(Phần này trong tài liệu đánh máy từ 1/3 trang 21 đến 1/3 trang 23)


Sao Đỏ 13/12/2013
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...