Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Đối với Tạ Anh Ngôi




VẾ RA:

-Cành ĐÀO già cắm lọ cổ vẫn trổ rực hoa ĐÀO ;

                                           Tạ Anh Ngôi

VẾ ĐỐI:

-Đầu NGÔI mới rẽ lược mới càng thẳng tắp đường NGÔI ! *

                                    Đỗ Đình Tuân


* Trong trường hợp cụ thể này không thể kết thúc vế đối lại bằng thanh trắc được. Nhưng vẫn có thể xem là đối chỉnh vì ĐÀO và NGÔI  tuy cùng thuộc THANH BẰNG nhưng ĐÀO là "trầm bình thanh" (thanh chìm) còn NGÔI là "phù bình thanh" (thanh nổi) cho nên về mặt thanh điệu chúng vẫn đối nhau. Tuy có hơi "phá cách và ít gặp", nhưng trong trường hợp cụ thể này phải để thế mới hay được.

24/02/2015
Đỗ Đình Tuân

3 nhận xét:

  1. Tôi không hiểu tại sao Anh Tuân viết: "Trong trường hợp cụ thể này không thể kết thúc vế đối lại bằng thanh trắc được."?
    Nếu dùng vế đối khác thì "hoàn toàn có thể..." :
    Xin đề xuất vế đối sau:

    Ly RƯỢU quý trên tay tiên càng dâng bừng men RƯỢU

    Cành ĐÀO già cắm lọ cổ vẫn trổ rực hoa ĐÀO ;

    Là mạo muội vậy, mong chỉ giáo để học hỏi thêm!

    Kính chúc an lạc!

    Phan Tự Trí

    Trả lờiXóa
  2. Điều này thì mời bác phải hỏi ông Tạ Anh Ngôi mới giải thích được.

    Kính chúc yên vui

    Đỗ Đình Tuân

    Trả lờiXóa
  3. Chúc mừng năm mới 2022 xuân Nhâm Dần, chủ trang nhà và bạn đọc vui khỏe, hạnh phúc bình an!

    Trả lờiXóa

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...