THƠ BÁT CÚ VÀ NGŨ NGÔN VỀ CHÍ LINH
(Kỳ
cuối cùng và hết)
Dịch âm:
Tổng
quát thực ngoa giai khả lục
Hướng
tòng hiếu thượng đàm dân tục
Thiên
ư Chi Ngại sính hoàn bồ
Nguyên
thị dân cư giáp sơn cốc
Tái
văn phụ vệ cấu thù đa
Diệc
hệ Tây thờikhuy giáo dục
Nhất
tri kim phụng thái tượng kha
Chính
bình tịnh hạ Hoàng Vương phúc
Đa
tàng cần kiệm thiểu kiêu xa
Thời
thuyết nông tang hy tụng ngục.
Dịch nghĩa:
Tổng
quát các chuyện đúng hay sai đều ghi chép cả
Theo
sự ưa thích để kể phong tục của nhân dân
Riêng
làng Chi Ngại sinh về cắt cỏ tranh
Nguyên
là dân cư giáp với núi hang
Lại
nghe làng Phụ Vệ hay gây oán thù nhau
Cũng
là do thời Tây Sơn thiếu mặt giáo dục
Buổi
thịnh trị nay gặp vận thái hòa
Chính
bình đều phúc trạch của vua chúa
Nhiều
là theo cần kiệm ít xa hoa
Thường
bàn việc nông tang và ít kiện tụng.
Dịch thơ:
Theo
truyện cũ đúng sai ghi cả
Phong
tục dân từng đã thói quen
Chi
Ngại tranh cắt giầu tiền
Vì
nhân dân vốn ở miền núi đây
Làng
Phụ Vệ hay gây thù oán
Hồi
Tây Sơn nổi loạn gây ra
Tới
nay gặp buổi thái hòa
Là nhờ đức chính vua ta công bằng
Bỏ xa xỉ theo đàng cần kiệm
Chăm cấy cầy ít kiện cáo nhau.
Tổng Chi Ngại có 9 xã đều ở nơi chân núi tiếp giáp
huyện Phượng Nhỡn, năm xưa bọn hung đồ thường tập hợp làm giặc, nay đã được yên
ổn. Tục truyền xã Phụ Vệ khi trước hay gây sự oán thù, nay không còn thói ấy
nữa.đời Tây Sơn xã này hay có án mạng, nay cũng không còn nữa.
Bài dưới đây tổng luận về thổ sản huyện Chí
Linh :
Dịch âm :
Hạt dân khí tập lược tương đồng
Tái bả thổ nghi trần tiều mục
Giang khê triều thủy thiện ngư nhiếu
Sơn cước xuân thu trà quả túc
Mai trúc ma loát thảo mãng gian
Lộc hồ lữ tụ quân sơn lộc
Đại Bát hương mao địa sản đa (1)
Phao Sơn du quả thiên nhiên thục
Mộ xuân giai phẩm Quảng Tân phi
Lư linh tầm thường thu hướng xúc
Dã vị thiên đa ký bất thăng
Cánh tương kỹ nghệ đa ngôn vận (2)
Dịch nghĩa :
Tập tục nhân dân trong huyện đại khái giống nhau
Lại đem thổ nghi trình bày một mục nhỏ
Sông lạch nước thủy triều lên xuống sẵn giống lươn
Chân núi mùa xuân mùa thu có đủ chè xanh và các
thứ quả
Măng trúc măng mai ở nơi rậm rạp
Con hươu con cáo từng đàn ở chốn núi rậm
Làng Đại Bát là nơi sinh ra cáy sả
Núi Phao Sơn mọc nhiều thứ quả có dầu
Con phi ở làng Quảng Tân là sản vật quý ở cuối mùa
xuân
Cá vược tầm thường là sản phẩm đông hứng về mùa
thu
Dã vịcòn nhiều không thể kể kể xiết
Lại đem kỹ nghệ làm bài ca nối tiếp.
Dịch thơ ;
Dân
trong huyện cùng chung phong tục
Còn
thổ nghi riêng mục kể bày
Khe
sông lươn cá nhiều thay
Chân
non chè đá quả cây đủ đầy
Trong
rừng rậm măng mai măng trúc
Dưới
chân non đàn lộc đàn hồ (3)
Sả
làng Đại Bát củ to
Phao
Sơn dầu dọc thơm tho vô ngần
Phi
Quảng Tân cuối xuân vật quý
Cá
vược này thú vị mùa thu
Xiết
bao dã vị đặc thù (4)
Tiếp
sau kỹ nghệ vần thơ chép bầy (5)
Về thổ
nghi các xã trong huyện ở ven sông sẵn có như làng Chí Linh, làng Đáp Khê
thường có loài lươn trắng khá lớn; các làng Mật Sơn, Lạc Đạo, Ninh Bảo thường
sinh cây chè với mít dứa. Làng Đại Bát có loài sả củ to mùi thơm. Làng Phao Sơn
thường có quả nấu dầu gọi là quả dọc, người làng thu hái nấu dầu. Làng Quảng
Tân ở sông sinh ra loại trai nhỏ gọi là con Phi, tháng 3 âm lịch thường có lấy
về luộc ăn vị rất thanh thú. Đời trước thường dùng tiến vua. Ngoài ra như các
loài đại hải, sò cáy…còn các vật tầm thường nhỏ khác không kể xiết được.
Trên
đây là sự tích huyện Chí Linh.
Ghi chú
(1) chép thiếu mất một chữ
(2) chữ “vận” phải là chữ “tục” mới đúng, vì chữ tục đúng
vần thơ và có nghĩa là “nối tiếp”.
(3) Đàn lộc, đàn hồ (đàn hươu, đàn cáo), những con vật này
ở dưới chân núi
(4) Dã vị đặc thù; thức ăn ở đồng quê có vị ngon riêng
biệt
(5) Theo ý câu văn trong bài này thì còn bài nói về kỹ
nghệ trong huyện, có lẽ còn sót (lời ND)
8h52’ ngày 17/2/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét