THƠ
BÁT CỔ VÀ NGŨ NGÔN VỀ CHÍ LINH
(Kỳ 1)
Dịch âm:
Bắc
Giang tham trấn trùng quang hiển
Kiệt
Đặc phong dư hồng dực kiện
Đinh
Mão tân khoa văn vận khải
Cánh
ư Tạ Xá khôi nguyên tuyển
Cổ
kim nhân vật tổng tiêu kỳ
Bất
phạp định tri nguyên phái viễn
Bát
cổ thi đề vịnh vị chu
Ngũ
ngôn thi hứng ca ngôn biến.
Dịch nghĩa:
Quan
tham trấn Bắc Giang thêm rạng rỡ
Làng
Kiệt Đặc sau khi gặp gió cánh chim hồng thêm khỏe
Khoa
Đinh Mão văn vật mới mở mang
Người
làng Tạ Xá đỗ đầu khoa thi hương
Nhân
vật xưa nay đều được nêu cao
Không
thiếu người tài mới biết nguồn dòng từ trước
Bia
bát cổ đề vịnh chưa được đầy đủ
Thơ
ca ngũ ngôn cũng chưa tả hết được
Tràng
văn Đinh Mão khoa này
Họ
Lê Tạ Xá đỗ ngay hàng đầu
Nhân
vật thực trước sau tiêu biểu
Nguồn
dòng xa không thiếu người tài
Thơ
kia bát cổ mấy bài
Ngũ
ngôn thơ hứng văn hay còn truyền.
Nguyễn Tú (người làng Kiệt Đặc)
Ông
Nguyễn Tú đỗ hương cống triều Lê. Đương thời nhà Tây Sơn cùng ông Trần Đĩnh
khởi nghĩa ở thành Phao Sơn. Năm Nhâm Tuất, triều Nguyễn lục dụng các nghĩa sĩ,
xuống chiếu ban cho ông làm tri phủ Thái Bình. Nhậm chức vài năm, đến năm Kỷ Tỵ
làm chức tham hiếp trấn Kinh Bắc.
Lê Duy Triện
Người
làng Tạ Xá, tổng Cao Đôi, đậu giải nguyên (đỗ đầu khoa thi hương) khoa Ất Mão.
Nguyễn Tri Hoa
Người
làng Hộ Xá, đậu hương cống, làm thơ bát cổ, khắc vào bia đá để ở bên tảđền thờ
tiên hiền phía bắc phủ lỵ
THƠ BÁT CỔ
1.Trạng nguyên cổ đường
(Nhà cổ của trạng nguyên: tức
là nhà dạy học của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi)
Dịch âm:
Trạng
nguyên tây tịch kỷ hà niên
Kỷ
độ hoang khư kỷ độ thiền
Nam ngạn quất lâm nhân bất cải
Đông
kha mộc đạc địa tương truyền
Thi
thư trùng hoán tư văn thống
Tinh
nhật trường bi hậu học thiên
Ngũ
thập niên lai khôi đỉnh tích
Vô
cùng đạo thể lão sơn xuyên.
Dịch nghĩa:
Nhớ
năm nào quan trạng ngồi chiếu phía tây (1)
Mấy
độ gò hoang mấy độ vắng vẻ như cảnh chùa
Rừng
quýt ở nam ngạn cảnh không đổi khác
Tiếng
mõ ở Đông kha đất ấy vẫn vang truyền
Thi thư
thêm rạng rỡ truyền thống nho học
Ngôi
sao mặt trời mãi mãi sáng soi cho hậu sinh
Năm
mươi năm trời nêu cao dấu tích
Đạo
đức cùng thọ mãi với non sông.
Tạm dịch thơ:
Giảng
đường quan trạng nhớ năm nào
Mấy
độ gò hoang cảnh vắng sao?
Tiếng
mõ Đông Kha vang đất đó
Vườn
cam nam ngạn thấy người đâu?
Tư
văn truyền mãi dòng thi lễ
Hậu
học ngửa nhìn ánh núi sao (2)
Năm
chục năm trời nên dấu tích
Đạo
cùng non nước mãi dài lâu.
2. Tiều Ẩn cổ bích
(Nhà cổ của Tiều Ẩn tiên
sinh)
Dịch âm:
Phượng
Hoàng sơn thượng bạch thôn khư
Tiều
Ẩn tiên sinh cổ bích dư
Phiến
thạch quang mang minh nguyệt phủ
Bán
tường phiếu diểu bạch vân lư
Phượng
tung tự cổ hồn vô tại
Thắng
cảnh vú kim tận bất như
Lẫm
liệt anh phong thiên cổ tại
Trùng
sơn dong bổ phỏng u cư.
Dịch nghĩa:
Trên
núi Phượng Hoàng một khu đất vắng vẻ
Đó
là chỗ nhà cũ của Tiều Ẩn tiên sinh
Phiến
đá lấp lánh ánh trăng sáng soi
Nửa
tường chơ vơ làn mây trắng phủ
Dấu
cũ ngày xưa không còn gì nữa
Cảnh
đẹp tới nay đều hiu quạnh cả
Anh
phong lừng lẫy ngàn thuiở vẫn còn
Dạo
bước sườn non hỏi thăm chỗ ở người ẩn dật.
Tạm dịch thơ:
Núi
Phượng thôn hoang cảnh vắng thay
Nhà
xưa Tiều Ẩn vẫn còn đây
Sáng
soi mảnh đá trơ vầng nguyệt
Nhà
trọi nửa tường phủ bóng mây
Dấu
cũ còn đâu nguyên lúc trước
Cảnh
vui hầu đã khác ngày nay
Anh
phong lẫm liệt (3) còn truyền mãi
Dạo
bước trên non hỏi chốn này.
Ghi chú
(1). Chiếu phía tây: chiếu
khách ngồi, đây là chỉ vào chiếu thày dạy học.
(2). Núi sao: núi Thái Sơn và
sao Bắc Đẩu, tỏ lòng ngưỡng mộ
(3). Anh phong lẫm liệt: chói
sáng lẫm liệt, ý nói đạo đức phong cách của Chu Văn An tốt đẹp, làm cho mọi
người kính phục
8/2/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét