Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Viết thêm cho vần và tứ



                             Thơ Đường Luật xướng họa

                           
       Thực ra thì thể thơ nào cũng có thể xướng họa được, nhưng thể thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt được dùng nhiều hơn cả. Có lẽ vì ngày xưa những người chơi thơ thường là các nho sinh, nho sĩ, ảnh hưởng nhiều lối thơ Trung Quốc. Nhưng cơ bản hơn là vì hai thẻ thơ này rất thuận lợi cho việc xướng họa. Chữ “xướng” () có nghĩa là người nêu ra đầu tiên và chữ “họa”() có nghĩa nghĩa là hòa theo vần của bài xướng (和韻).
       Có ba lối hòa vần:
1.     Họa nguyên vận
hòa đủ và giữ nguyên trật tự các tiếng mang vần của bài xướng (câu 1 hòa vần câu 1, câu 2 hòa vần câu 2, câu 4 hòa vần câu 4, câu 6 hòa vần câu 6, câu 8 hòa vần câu 8) thì gọi là họa nguyên vận. 
        ví dụ
       Tôn phu nhân quy Thục 1                        
BÀI XƯỚNG:
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn năm rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà đem dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.
                          Tôn Thọ Tường
       Tôn Thọ Tường muợn chuyện Tôn phu nhân quy Thục để thanh minh cho việc hàng giặc Pháp của mình. Vì thế Phan Văn Trị mới đập lại như sau:
BÀI HỌA:
Cài trâm sửa trấp vẹn câu tòng
Mặt giã trời chiều biệt cõi đông
Ngút tỏa vầng Ngô in sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm mầu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng !
                            Phan Văn Trị
Trật tự vần của bài xướng là:   tòng-đông-hồng-sông-chồng
Trật tự vần của bài họa vẫn là: tòng-đông-hồng-sông-chồng
Họa  nguyên vận có nghĩa là như thế

       2. Họa đảo vận
Cũng hòa đủ 5 vần của bài xướng nhưng không theo đúng trật tự các tiếng mang vần của bài xướng ( chẳng hạn câu 1 hòa vần câu 6, câu 2 hòa vần câu 1...) thì gọi là họa đảo vận
       Ví dụ:              
Cuộc chơi
(Bài xướng)
Ta vẫn là ta giữa đất trời
Bể dâu biến đổi mặc ai ơi !
Hữu duyên nhân thế còn vui vẻ
Hết nợ hoàng tuyền tạm nghỉ ngơi
Trần thế hỉ hoan tâm tự tại
Niết bàn thư thái dạ vui chơi
Luân hồi lai vãng bao lần nhỉ
Ta vẫn là ta giữa đất trời.
                           Phạm Khắc Uyên

Đâu bằng trần thế ?
(Bài họa đảo vận)
Trần gian bám đất cách xa trời
Biến hóa không ngừng chẳng tạm ngơi
Sinh giới muôn hình luôn đổi mới
Nhân sinh mặc sức thỏa vui chơi
Niết Bàn ảo vọng  nơi cực lạc
Thượng giới hư không bụi đá trời
Lai vãng luân hồi dù có thực
Đâu bằng trần thế thiện nam ơi ?
                                  Đỗ Đình Tuân
Trật tự vần của bài xướng là :       trời-ơi-ngơi-chơi-trời
Trật tự vần của bài họa đảo đi là : trời-ngơi-chơi-trời-ơi
(Nhưng bài họa này chưa đáp được thể thủ vĩ ngâm của bài xướng)

2.     Họa ngược vận
       Cũng là họa đảo vận, nhưng đảo ngược hẳn trât tự vần bài xướng thì gọi là họa ngược vận :
       Ví dụ :
Hĩm và cu
(Bài xướng)
Cùng là con đẻ của thầy u
Sao nỡ so bì HĨM với CU?
Dòng tộc ỉu xìu khi đẻ HĨM
Họ hàng hoan hỉ lúc sinh CU
Học hành chăm chỉ CU thua HĨM
Lao động miệt mài hĩm thắng CU
Vẫn cứ cho rằng mười cái HĨM
Cũng không sánh kịp một thằng CU
                                 Song Thu

Hĩm cùng cu
(Bài họa ngược vận) 
Đạo trời sinh hóa HĨM cùng CU
Kết hợp âm dương HĨM với CU
Khi mới sinh CU không thích HĨM
Lúc còn thơ HĨM chẳng ưa CU
Thế rồi khôn lớn CU tìm HĨM
Đến tuổi dậy thì HĨM kiếm CU
Trời kết nhân duyên CU với HĨM
CU thì làm bố HĨM làm u.
                            Đỗ Đình Tuân
Trật tự vần của bài xướng là :                         u-cu-cu-cu-cu
Trật tự vần của bài họa dảo ngược hẳn lai :    cu-cu-cu-cu-u
       4. Đạng đặc biệt
       Trong trường hợp bài xướng là thơ độc vận (một vần) thì bài họa chỉ có thể là nguyên vận chứ không còn đảo vậnngược vận nữa :
       Ví dụ :
Cụ và cu
(Bài xướng)
Cũng khởi đầu C đứng cạnh U
Sao cho rằng CỤ lớn hơn CU
Râu ria rậm rạp CU như Cụ
Da dẻ nhăn nheo CỤ giống CU
Chớ cậy ngày nay lên mặt CỤ
Mà quên thuở nọ vẫn thằng Cu
Lạ gì CU nặng CU thành CỤ
CỤ chẳng nặng thì CỤ hóa CU
                              Culacuca
 
Quý cu
(Bài họa nguyên vận)
Cu cụ ai mà chẳng có u
Nhờ u thai nghén đẻ ra cu
Trải nhiều chinh chiến cu thành cụ
Tu chốn chùa chiền cụ bỏ cu
Lắm kẻ đang cu mà đã cụ
Nhiều người dẫu cụ vẫn đang cu
Truyền đời nối kiếp cu thay cụ
Các cụ bao giờ chẳng quý cu ?
                          Đỗ Đình Tuân

       Trong những cách họa vần kể trên thì họa nguyên vận phổ biến hơn, còn họa đảo vậnhọa ngược vận  ít gặp hơn
       Ngoài ra chữ áp vận (chữ thứ 6 trong các câu có vần: 1,2,4,6,8) của bài họa cũng không được trùng với chữ áp vận của bài xướng. Đáp ứng được những yêu cầu này là ta có một bài họa hợp cách.

30/01/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...