Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Xướng họa với Trần Thị Lam



05.05.2016
XƯỚNG VÀ HỌA – ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Phùng Hoài Ngọc 
Tác giả bài Xướng: Trần Thị Lam, GV.THPT chuyên Hà Tĩnh
TRAN THI LAM VÀ BÀI THO ĐAT NUOC minh
Thưởng thức và bàn luận
 Một chú chim thức sớm hơn bầy đàn, cất một tiếng hót (xướng), bạn hữu trong đàn hưởng ứng hót theo (họa). Và sau đó, ríu ra ríu rít các loại thanh âm, có khi hòa điệu có khi chỏi nhau. Tạo nên một sinh hoạt có thể vui vẻ, có thể mâu thuẫn nhau. Đó là cuộc chơi XƯỚNG- HỌA. Con người cũng vậy, cần có xướng họa trong quá trình sống và tìm chân lý.
 Nỗi khát khao tự do, dân chủ về chính trị của nhân dân Việt Nam ngày nay chỉ nhúc nhích từng chút, nhọc nhằn, thậm chí phải đổi bằng máu, ít nhất TỰ DO trong văn học cũng đã bắt đầu khởi sắc.
Bài thơ Trần Thị Lam gồm 5 khổ thơ như một ngũ hành, gói gọn đất nước ở trong.
Có thể rút gọn bằng 5 cụm từ ngữ. NGỘ – LẠ-  BUỒN- THƯƠNG – SẼ VỀ ĐÂU ?
đi theo sau chủ ngữ chung là ĐẤT NƯỚC.
Đây là một bài thơ trữ tình, chen một vài hình ảnh hiện thực chỉ là phụ họa cho khổ thơ đầu. “Đất nước” ở đây là giai đoạn hiện tại, giai đoạn mà ông Nguyễn Phú Trọng TBT tự hào “thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử”. Vì là người cùng thời, bài thơ cô Lam khởi động tranh luận và bác bỏ quan điểm của ông Trọng.
Xét theo chiều dọc lịch sử văn chương, đã có những bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mà học sinh trung học thuộc làu làu. Tới năm 2016, bài thơ Đất nước của cô Lam như một nối tiếp nhằm “họa” lại với tiền bối, theo cảm hứng so sánh lịch đại, để thấy đất nước đang xuống dốc và lụi tàn.
Nội dung chủ đạo của bài thơ thể hiện ngay ở khổ đầu:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi”.
Bốn khổ thơ sau chỉ còn là triển khai khổ 1, chứng minh đôi nét nổi bật. Tác giả đã tài tình chọn lựa hai hình ảnh chỉ rõ cái hào nhoáng giả dối của bộ mặt chế độ chính trị: Nhiều tượng đài lãnh tụ nghìn tỷ, trăm tỷ sánh đôi với chiếc bánh chưng 2000 kí lô của Cty du lịch chơi trội cho ra vẻ công tử Sài gòn gửi ra bắc góp giỗ Tổ Hùng vương. Đồng thời chỉ ra một hiện tượng người chết bất đắc kỳ tử trong tay công an mà báo chí đã nhiều phen tố cáo “Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay”. Khổ thơ 3 nói về thảm họa môi trường và cá chết, có lẽ đây là cú hích như giọt nước cảm hứng tràn ly. Khổ thơ 4 chỉ ra một hiện tượng khái quát cao: NỢ CÔNG, nợ nước ngoài mà thiên hạ không để ý.
Kết thúc với câu hỏi thiết tha và nghiêm khắc: “Ai trả lời giùm đất nước sẽ về đâu ?”.
Đến lượt bạn đọc khắp nơi lại HỌA bài thơ cô Lam.
Trên mạng FB, nhiều chục bài thơ PHỤ HỌA với cô Lam, liên tục được chia sẻ (share).
XướngHọa là một lối chơi thơ tao nhã từ xưa của tiền nhân. Bài Xướng xuất hiện đầu tiên, bài Họa sẽ sử dụng lại vần, đối luật của bài xướng. Nội dung bài họa sẽ tùy theo quan điểm mà chia ra hai lối: phụ họa thể hiện ý đồng tình, bổ sung, mở rộng, phản hoạ tỏ thái độ chống lại bài xướng. Bài Phản họa xưa nay rất ít thành công bởi “nội dung tư tưởng của nó trái với hình thức nghệ thuật”. Bài Xướng là trữ tình thì bài Phản hoạ hầu như chỉ là “cãi lộn, trả treo”.
Trước hết giới thiệu một số bài PHỤ HỌA khá hay:
ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM
Trần Kim Thành  02.05.2016  (gửi cô Trần Thị Lam)
Đất nước mình có gì ngộ đâu em!
Đến quyền con người giờ cũng không còn nữa,
Bốn ngàn năm để đời sau nguyền rủa
Những bất công thành rất đỗi bình thường (!)
Đất nước mình có gì lạ đâu em
Những dự án và tượng đài nghìn tỷ
được dựng lên đâu phải để kì vĩ
Sự xa hoa xây trên triệu mảnh đời! 
Đất nước mình chẳng buồn được nữa đâu em
Khi nỗi đau đã trở thành chai sạn.
Tài nguyên giờ chỉ còn rừng trơ và biển cạn,
Những cánh đồng hoang hóa xác xơ… 
Đất nước mình thương lắm em ơi!
Em thấy không, ngoài kia bao mảnh đời bất hạnh
Cứ miệt mài mưu sinh trong ngổn ngang nghịch cảnh
Chẳng bao giờ đòi hỏi tổ quốc ghi. 
Em đừng hỏi anh đất nước sẽ về đâu
Đừng hỏi trời xanh, hỏi người sau, người trước
Hãy hỏi thế hệ mình – đang làm chủ đất nước
Đã làm gì mà đất nước phải quặn đau…! 
Nhà báo JB. Nguyenhuuvinh phụ họa:
Đất nước mình chẳng có ngộ đâu em
Năm ngàn năm, dân cũng không cần lớn
Bởi ngày ngày đảng chăm cho bú mớm
Dân đói dài, đảng nhà nước phải “no”.
Đất nước mình vui quá chứ em
Biển giao “bạn vàng”, rừng cho Tàu thuê nốt
Rừng chẳng cần, biển chết thì cứ chết
Khẩu hiệu bây giờ là “còn đảng, còn ta”.
Tùng Bách: ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM”
(Gửi tác giả Trần Thị Lam)
Đất nước mình không ngộ quá đâu em
Bánh chưng nhỏ hay to cũng chỉ là chiếc bánh
Có dự án, có tượng đài – là trúng mánh
Còn sinh mạng CON hay NGƯỜI thì có khác gì nhau !
Đất nước mình không ngộ quá đâu em
Kìa, biển bạc- rừng vàng, đồng cò bay mỏi cánh
Nơi nào rừng xác xơ- chứng tỏ kiểm lâm hùng mạnh !
Tàu lạ ngoài khơi ?- Thuyền tạm náu nương bờ !
Nói điều này có ngộ quá không em ?
27/4/2016
Khúc Thi Tình 05:40 Ngày 03 tháng 05 năm 2016
Em muốn hỏi, đất nước sẽ về đâu?
Khi ngoài khơi, giặc Tầu đang xâm lấn
Khi cá chết, ít người biết nổi giận
Sợ triền miên, ai dám chặn giặc Trung? 
Nhìn nước mình mắt lệ cứ rưng rưng
Dân khốn khó, mất cả rừng lẫn biển
Mất quyền làm người, mất chí quyết chiến
Tất cả cúi đầu, phận kiến đành im 
Thương cho nước mình quặn thắt con tim
Biển nhiễm độc, đến đảo chim cũng chết
Cánh đồng khô, nước sông đang cạn kiệt
Cuộc sống người dân, tiệt hết mọi nguồn 
Đất nước mình giờ tràn ngập con buôn
Mua quan bán chức, chui luồn kiếm chác
Kiểm sát, Toà án, đồng tiền đâm toạc
Công an đánh dân mất xác chuyện thường 
Đất nước mình cán bộ quá nhiễu nhương
Thích hành dân trăm đường cho khốn khổ
Cái gì cũng hứa nhưng chỉ cho có
Làm chẳng ra sao, lại đổ tại người 
Đất nước mình giờ xơ xác, tả tơi
Trẻ chưa lớn đã rã rời teo tóp
Phận người nổi trôi giống như bèo bọt
Bệnh tật tràn lan xa xót giống nòi 
Đất nước mình gì cũng nhất đấy thôi
Chậm phát triển, nhưng ngất trời xa sỉ
Nổi tiếng công trình, tượng đài hoang phí
Tham nhũng tràn lan chỉ cán bộ mình

Một số comment thú vị:
 Em hỏi Anh nước mình sao lạ quá?
Anh đáp nước mình không lạ đâu Em.
Tuyên truyền dối trá, đạo đức suy đồi.
Người tranh nhau làm giàu bằng mọi giá. 
Em hỏi Anh nước mình sao thương quá?
Anh đáp nước mình thương lắm Em ơi!
Dân gánh nợ do quan tham để lại.
Những công trình bòn rút hết còn đâu. 
Em hỏi Anh nước mình sẽ về đâu?
Anh đáp nước mình rồi sẽ không còn.
Trừ khi dân mình bước qua sợ hãi.
Dám đứng lên đòi quyền sống làm người.
Phản hồi: Bài thơ của cô giáo Trần thị Lam đã làm thức tỉnh lòng yêu quê hương đất nước giống nòi của người Việt. Xin cảm ơn cô giáo Lam, rất vui khi thấy người Việt mình đang lớn lên .
Phản hồi 07:20 ngày 03 tháng 05 năm 2016
Đất nước về đâu anh làm sao biết được
Khi mỗi địa phương là một đầu tàu
Mỗi đầu tàu chạy một hướng khác nhau
Chắc đất nước mình xoay tít mù, tại chỗ.
cô giáo và học trò
PHẢN HỌA (hoạ phản đối)
 Những bài phản họa thơ Trần Thị Lam cũng rải rác đó đây. Nhìn chung, nghệ thuật phản họa non tay, ý tưởng ngụy biện, đôi khi tới mức ngớ ngẩn. Gọi đó là “cãi chày cãi cối “hoặc “trả treo” như một số bài dưới đây :
Gửi cô giáo Trần Thị Lam: Em hãy tin một ngày mai xán lạn !
thứ bảy, 30/04/2016, 22:55 (GMT+7)
Nếu đất nước bốn ngàn năm không chịu lớn
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền.
*
Em đã quên những bài ca bất tử
Cha ông ta đã bao lần chiến quân Nguyên
Em đã quên máu trào Điện Biên Phủ
Để Việt Nam trên thế giới có tên
Đất nước mình kỳ diệu phải không em !
Bốn ngàn năm, cha ông ta dựng nước,
Trong bom đạn, vẫn vươn lên phía trước,
Để hôm nay, trên bục giảng có em.
Gửi tới cô giáo Trần Thị Lam – Trường chuyên Hà Tĩnh:
Chẳng có gì là ngộ quá đâu em
Một dân tộc đứng dậy từ bùn đen
Vẫn rạng ngời trong phong ba bão tố…
Và cuộc sống quanh ta là ẩn số
Phan Khắc Nam – Đào Thu Hương
Một công nhân dầu khí phản hồi lại bài thơ của cô giáo:
ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM !
Em hỏi câu gì mà ngộ quá em ơi
Học lớp mấy rồi mà bảo dân tộc mình chưa lớn
Từ buổi hồng hoang đang còn bú mớm
Đã vươn mình đứng dậy viết hùng ca
Xin chú ý, anh công nhân “giai cấp tiền phong” làm thơ theo phương pháp “chém gió”. Anh phản hoạ theo giọng điệu quen quen, kiểu Tố Hữu thì phải.
Bạn đọc thử xem lập luận của thơ PHẢN HỌA có tương xứng với bài XƯỚNG không ?
Kết
 Cô Trần Thị Lam là cựu SV K41 của khoa Văn ĐHSP Hà Nội vừa gửi đi bài thơ chấn động người Việt. Tuy nhiên cầm quyền các cấp tạm thời “án binh bất động” không dám làm khó dễ cho cô… Điều này chứng tỏ sức mạnh vươn lên của nhân dân mỗi ngày gia tăng theo tiến độ phát triển lịch sử văn minh nhân loại.
Thơ hay và thơ dở, tùy ý bạn đọc lựa chọn và bày tỏ thái độ. Xướng và Họa là tinh thần tự do dân chủ mà lâu lắm rồi dân ta mới thấy, vốn có từ trước 1945, hồi chưa có “cách mạng”.
PHN
TB: trên trang Việt nam Thời Báo, có độc gia ghi phản hồi như sau:
Văn chương VN từ thơ cổ đến thơ mới không phải bài thơ hay nào cũng được họa. Bài thơ cô Lam hay về văn chương và ra đời đúng vào thời đất nước ta có một bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức lối sống. Nhiều bài họa hay! Tôi nhớ bài “Lá Diêu bông” của Hoàng Cầm rất hay nói về tình yêu, nhưng không ai họa về tình yêu cả, mà chỉ đến khi “CNXH” lộ diện là cái bánh vẽ thì Bùi Minh Quốc có bài họa “Lá diêu bông”. Cái hay trong bài họa của bác Bùi là hai câu kết:
“Vĩnh biệt nhé lá diêu bông huyễn tưởng
Em cầm che khuôn mặt bẻ bàng”.
Bác Bùi ví CNXH như cái lá “Diêu bông” khi “chị ba con em tìm thấy lá, Xòe tay phủ mặt chị không nhìn“. Họa như vậy là rất chỉnh.
Chuyên mục:
Comments on: "XƯỚNG VÀ HỌA – ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?" (3)
huycanh said:
gửi a Ngọc thân mến. Có 2 ý này muốn góp thêm.1, xét theo chiều lịch đại, có lẽ phải kể thêm bài thơ “tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” được đưa vào sgk cho học sinh lớp 10/10 trước đây học. 2, về câu “sinh mạng con người…”, anh nói đúng là có đề cập đến những cái chết bất đắc kì tử. Nhưng theo tôi hiểu, cái hay của câu thơ này, là nó đã nhắc lại được câu “cái móng tay” của ông tướng P.A.M, và hơn nữa,sâu hơn, rộng hơn, nó đã nói được tính phổ biến về snh mạng nhân dân trong thể chế toàn trị này: dân đen chỉ là con rơm, cái kiến
– Hiện nay có rất nhiều bài phổ nhạc bài thơ cô Lam, tràn ngập trên mạng, mỗi người mỗi vẻ…Anh gõ trên FB tài khoản của tôi “Ngoc Phùng Hoai” sẽ thưởng thức nhiều bản nhạc hơn nữa. Đó là hiện tượng domino trong thơ và nhạc, không cần bận tâm câu này chữ nọ.
– Tất nhiên có thể kể “TỔ quốc bao giờ…” nhưng đó là bài nghiên cứu sâu, còn đây là bài báo thôi.
Thủ môn said:
Bác Ngọc bình thơ kiểu này thì thằng lú, thạc sĩ thơ T. H phải tấm tắc khen thầm, mà miệng thì chửi rủa. Còn nếu như cái bụng nó cũng chửi rủa thì nó đúng là lú thiệt chứ không phải biệt danh!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI MUA...TÔI KHÔNG...?

                                         Ai mua , tôi bán tôi cho                               Giá mua chỉ một cánh cò chiều đông,   ...