Đại hùng (1), đại
lực (2), đại bi (3)
Tạ ơn tâm phật độ trì chúng
sinh
Tham lam bởi tại Vô Minh (4)
Tả tơi thế sự nhân tình đảo
điên
Sân si (5) là gốc ưu phiền
« Ma sui quỷ dắt » tới miền u mê (6)
Khai quang sống gửi thác về
« PHÁP HOA-VIÊN GIÁC » (7) giải mê thoát sầu
« Căn cao số nặng » vì đâu
Luân hồi (8) tiền kiếp khổ đau tại mình
Ngẫm xem Nhân-Quả (9) chúng sinh
Ac tâm rước họa vào mình chẳng sai
Hại nhân-trời hại trách ai ?
Tham lam chẳng biết ngày mai thế nào
Sân si ác nghiệt càng cao
Khi thân lâm họa taị sao trách Trời ?
Tiền duyên nghiệp chướng ai ơi
Nhân sinh là một cuộc chơi VÔ THƯỜNG (10)
Học theo « BÁT NHÃ-KIM CƯƠNG » (11)
« Tâm vô quái ngại » (12) không vương họa mình
Làm theo « Pháp bảo đàn kinh »
Vô trụ-Vô tướng-Vô kinh-Vô cầu (13)
« NIẾT BÀN » (14) chẳng phải tìm đâu
Thanh tâm tuyệt diệu nhiệm mầu ở ta
« NHỊ THỪA » (15) xin chớ cao xa
« NHÂN THỪA » (16) tuy thấp thật là lợi nhân
Hữu duyên kinh Phật đôi vần
Phật dậy « PHÁP THÍ » (17) kính tâm Bồ Đề
THIỀN MÔN khai ngộ-phá mê
Tâm hương lạy Phật Bồ Đề phát tâm
Thành kính cung tiến
Thiện nam : Phạm
Khắc Uyên
Chú thích :
*. Bồ Đề : tức Phật
(1). Đại hùng : tự thắng được mình
(2).Đại lực : tự mình đi tìm đường giải thoát cho chúng sinh không nhờ
cậy ai.
(3).Đại bi : lấy đức báo oán, từ bi đại lượng, tha cho kẻ hại mình.
(4). Vô minh : không sáng (trí tuệ tăm tối, dễ nhầm lẫn và làm nhiều
điều ác)
(5). Sân : nóng giận, bực tức, bất bình, bức xúc, ghen ghét dẫn đến
làm việc ác. Si là ngu si, u mê, tăm tối.
(6). U mê :ác tâm, tăm tối, tham lam... làm cho u mê
(7). PHÁP HOA-VIÊN GIÁC : kinh Phật
(8). Luân hồi : theo quan niệm đạo Phật, cuộc sống của con người có luân
hồi (luân là vòng đi, hối là quay lại), nếu kiếp trước làm việc ác thì kiếp sau
phải chịu hậu quả xấu.
(9). Nhân quả : cách nói khác của luân hồi
(10). Vô thường : sự vận động không ngừng nghỉ của vũ trụ, con người,
vạn vật (vô là không, thường là ổn định)
(11). BÁT NHÃ-KIM CƯƠNG : kinh Phật
(12). Tâm vô quái ngại : không lo âu, trăn trở, sợ hãi... (tâm được
thanh thản tự tại)
(13). Vô trụ, Vô tướng, vô kinh, vô cầu :
-Vô trụ : không trụ lại, không bám víu, không vướng bận vào đâu
-Vô tướng : Không hình hài
-Vô kinh : không sách, vì đã đạt đến chân kinh, tức tâm kinh
-Vô cầu : không có nhu cầu, không ham muốn gì nữa
(14) : Niết Bàn : tâm trạng của người đắc đạo, đạt đến sự vắng
lặng tuyệt diệu, giải thoát hoàn toàn
(15) : Nhị thừa : thuộc ngũ thừa Phật giáo ;à : Nhân
thừa, Thiên thừa, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Nhân thừa và Thiên thừa chỉ
là thế gian thừa (bậc thấp) các thừa còn lại (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát)
thuộc các pháp môn giải thoát ở bậc cao
(16). Nhân thừa : bậc tu thấp phù hợp với đa số chúng sinh
(17). PHÁP THÍ : giao giảng kinh Phật cho chúng sinh
28/5/2014
Đỗ Đình Tuân
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét