Đền Đa Hòa (Khoái Châu, Hưng Yên), thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung, một công trình kiến trúc của Chu Mạnh Trinh
Ai Đúng hơn ai ?
Trước hết phải nói Chu Mạnh Trinh là người viết
trước. Tôi tìm đọc bài thơ ở các nguồn tài liệu khác nhau thì thấy cũng có một
số điểm khác nhau. Trước hết là về câu
chữ có hai chỗ khác biệt là: chữ “mầu xuân” có bản ghi là “mùa xuân” , chữ “dưới
hoa” có bản ghi là “dãy hoa”. Về tên bài thơ cũng có những khác biệt. Trong
giai thoại này thì viết là Viếng Đạm Tiên, gặp Kim Trọng. Nhưng
trong tập thơ Vịnh Kiều tham dự cuộc thi thơ do Tổng đốc Hưng Yên Lê Hoan tổ chức
năm 1905, và chánh chủ khảo là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến thì đầu đề lại
khác. Thực ra thì cuộc thi ấy có đề ra quy định rất cụ thể: Mỗi người tham dự phải làm một bài tựa tác phảm của Thanh Tâm
tài nhân (tức Kim Vân Kiều truyện) bằng chữ Hán, theo thể văn tứ lục; một bài tổng
vịnh (tức đề từ) và 20 bài thơ đường luật (có thể bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm) dựa
theo 20 hồi trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân ( dân gian thường
gọi là Kiều tự để phân biệt với bản Truyện
Kiều của Nguyễn Du là bản Kiều Nôm). Cụ thể tác phẩm dự thi của Chu Mạnh Trinh
như sau:
1.
Hồi
1: Kiều chơi tết Thanh Minh
2.
Hồi
2: Hội ngộ vườn Thúy
3.
Hồi
3: Kiều thề nguyền với Kim Trọng
4.
Hồi
4: Kiều cậy em thay lời
5.
Hồi
5: Kiều bán mình chuộc cha
6.
Hồi
6: Vương ông được tha
7.
Hồi
7: Kiều về trú phường
8.
Hồi
8: Tú Bà Khuyên Kiều
9.
Hồi
9: Kiều mắc lận Sở Khanh
10. Hồi
10: Tú Bà dậy nghề chơi
11. Hồi
11: Kiều gặp Thúc Sinh
12. Hồi
12: Kiều lấy Thúc Sinh
13. Hồi
13: Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư
14. Hồi
14: Kiều mắc tay Hoạn Thư
15. Hồi
15: Kiều ở Quan Âm các
16. Hồi
16: Thúc sinh lén thăm Kiều
17. Hồi
17: Kiều gặp Từ Hải
18. Hồi
18: Kiều đến ân báo oán
19.
Hồi
19: Từ Hải ra hàng
20. Hồi
19b: Kiều trầm mình
21. Hồi
20: Tái hợp
22. Tổng vịnh truyện Kiều
23. Thanh Tâm tài nhân tập tự
24. Thúy Kiều lưu lạc (hát nói)
25. Thúy Kiều oan trái (hát nói)
Như vậy có thể xem tác phẩm dự thi của Chu Mạnh
Trinh là một bản chuyển thể truyện kiều
từ văn xuôi chữ Hán sang thể thơ đường luật chữ Nôm, một bản dịch Truyện Kiều thứ
hai trong văn học Việt Nam. Đặc biệt là tác phẩm của ông lại được đánh giá rất
cao và trao giải nhất về thơ Nôm trong cuộc thi ấy. (về chữ Hán, người được giải
nhất là Chu Thấp Hy). Điều quan trọng là sau cuộc thi, thơ Chu Mạnh Trinh vẫn ở
lại cùng bạn đọc và được lưu truyền rộng rãi. Điều đó đủ minh chứng cho Chu Mạnh
Trinh không lạc đề.
Tôi có nhờ goole tra cứu giúp về Nguyễn Đình Văn
nhưng không tìm được. Có thể ông cũng là một nhà thơ nhưng tầm cỡ chưa đủ lớn để
chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng. Cũng có thể ông chỉ là một “nhân vật giai thoại”
sinh ra để phát biểu cho môt quan điểm đánh giá về thơ Chu Mạnh Trinh mà thôi.
Cho nên đành chỉ có thể căn cứ vào ý kiến và bài thơ cụ thể ghi trong giai thoại
mà thẩm định vậy. Rõ ràng là ý kiến “sổ toẹt” của ông là thiên vị và đầy thành
kiến. Rất có thể là vì ghét người mà chê văn chăng ? Bởi vì dù sao thì Chu Mạnh
Trinh cũng là một vị quan to của triều đình nhà Nguyễn dưới thời Pháp thuộc. Mà
đã làm quan cho giặc thì trước con mắt của mọi người thời đó và kể cả ngày nay
nữa vẫn còn ghét bỏ. Nhiều khi đến mức oan uổng. Có lẽ lịch sử sẽ còn phải làm
nhiều cuộc “chiêu tuyết” cho khá nhiều danh nhân mà trong những hoàn cảnh nhất
định đã có những cách “ứng xử hai mặt” không dễ gì hiểu rõ và cảm thông. Chu
mạnh Trinh và kể cả Lê Hoan nữa đều là những người như thế.
Còn về bài thơ thì Nguyễn Đình Văn đã hoàn toàn
lạc đề. Đúng ra bài này phải đề là Tâm trạng Thúy Kiều trong hội đạp thanh.
Mở bài ra đã là “Tình nọ duyên kia vướng vít hoài”. Trong suốt bài thì hết
“thương” lại “nhớ”; hết “khóc” lại “cười”. Cho đến tận cuối bài kết lại ta vẫn
thấy “Thấu lòng ai chửa hỡi ai ơi”. Tất cả đều “vướng vít” cái tâm trạng rối bời
của Thúy Kiều. Còn phần thuật lại câu chuyện ư ? Nếu có thì cũng chìm ỏ phấn dưới,
ta phải suy ra mới thấy. Thế là người làm “lạc đề” lại chê người làm “sát đề” vậy!
Nhưng thôi, ý kiến riêng của ông Nguyễn Đình Văn thế nào thì tùy ông. Bởi đó là
quyền ông. Nhưng “sổ toẹt” thì quả là không nên. Viết đến đây tôi bỗng nhớ tới
một lời khuyên chí lý của Lê Quý Đôn trong phê bình văn chương: “Văn chương là
của chung thiên hạ, ý kiến mỗi người mỗi khác, phân tích thì được chứ không nên
chê mắng”. Tôi xin mượn câu nói ấy để thay cho cái kết bài này.
1/11/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét