1.Lần Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang nước Nguyên, có lần một văn thần nhà Nguyên đã ra một vế thách đối như sau:
Thập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư phụ mẫu
Ý của viên văn thần này là: chữ thập 十, chữ khẩu口, chữ tâm心 gộp lại thì thành chữ tư 思 có nghĩa là nhớ: nhớ nước, nhớ nhà, nhớ cha mẹ.
Hiểu được ý ấy, Mạc Đĩnh chi đã đối lại như sau:
Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương
Nghĩa đối lại của mạc Đĩnh chi là: chữ thốn寸,chữ thân身, chữ ngôn言gộp lại thành chữ tạ 謝 có nghĩa là cám ơn: cám ơn trời, cám ơn đất, cám ơn vua
2.Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng vốn xưa là bạn học cùng lớp. Nhưng về sau mỗi người một chí hướng. Nguyễn Hữu Cầu thành anh hùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình Lê-Trịnh; còn Phạm Đình Trọng thì lại cầm quân đi dẹp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu. Tương truyền Phạm Đình Trọng đã ra một vế thách đối có ý dụ hàng Nguyễn Hữu Cầu như sau:
Thổ triệt bán hoành, thuận vi thượng, nghịch vi hạ
Trong vế đối này Phạm Đình Trọng đã dùng chữ thổ土 chiết tự ra là: chữ thổ 土 nếu bỏ đi nửa nét ngang, để xuôi thì thành chữ thượng 上, để ngược thì thành chữ hạ 下. Ngầm ý của Phạm Đình Trọng muốn nói với Nguyễn Hữu Cầu là: anh chỉ là đất, nếu hàng thì sẽ được thăng quan tước, mà chống lại thì sẽ bị hạ ngục.
Nguyễn Hữu Cầu đã khẳng khái mà đối lại rằng:
Ngọc tàng nhất điểm, thượng vi chúa, xuất vi vương
Trong vế đối lại này Nguyễn Hữu Cầu đã dùng chữ ngọc 玉 chiết tự ra là: chữ ngọc玉 có chứa bên trong một dấu chấm đưa lên đầu thì thành chữ chúa 主, mà bỏ ra lại thành chữ vương 王. Thâm ý bên trong của Nguyễn Hữu Cầu muốn tỏ cho Phạm Đình Trọng biết là: tôi là ngọc chứ không phải là đất như anh, tôi chỉ hoặc làm chúa, hoặc làm vua thôi chứ đâu thèm làm quan.
3. Khi cuộc khới nghĩa của vua Duy Tân bị giặc Pháp đàn áp, vua Duy Tân bị bắt một tên Pháp có ra thách vua Duy Tân một vế đối như sau:
Rút ruột vua, tam phân thiên hạ
Viên Pháp này đã dùng chữ vương 王 để chiết tự ra: bỏ nét sổ trong chữ vương 王 sẽ thành chữ tam 三. Ngầm ý hắn muốn nói với nhà vua rằng dẹp tan cuộc khới nghĩa của ông thì nước ông sẽ bị chia thành ba xứ. Nhưng vua Duy Tân đã lập tức đối lại rằng:
Chặt đầu tây, tứ hải giai huynh
Trong vế đối này nhà vua đã dùng chữ tây西 mà chiết tự ra: bỏ đầu chữ tây西 sẽ thành chữ tứ 四, nhưng ngầm ý bên trong nhà vua muốn nói với tên Pháp đó là diệt xong quân Pháp thì dân tộc Việt Nam lại kết thành một khối và bốn biển đều là anh em.
29/12/2011
Đỗ Đình Tuân
(Sưu tầm và kể lại)
"Lần Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang nước Nguyên, có lần một văn thần nhà Nguyên đã ra một vế thách đối như sau:
Trả lờiXóaThập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư phụ mẫu
Ý của viên văn thần này là: chữ thập 十, chữ khẩu口, chữ tâm心 gộp lại thì thành chữ tư 思 có nghĩa là nhớ: nhớ nước, nhớ nhà, nhớ cha mẹ.
Hiểu được ý ấy, Mạc Đĩnh chi đã đối lại như sau:
Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương
Nghĩa đối lại của mạc Đĩnh chi là: chữ thốn寸,chữ thân身, chữ ngôn言gộp lại thành chữ tạ 謝 có nghĩa là cám ơn: cám ơn trời, cám ơn đất, cám ơn vua"
*** Theo tôi được biết thì câu đối nêu trên đang bị đạt nhầm vị trí:
1-/ Đây là sự kiện của lưỡng Quốc Trạng nguyên Tạ Đại Lang - Trần triều tiến sĩ Sơn Tây Kinh Lược Sử.
"Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương"
là vế đối của vua nhà Nguyên: chữ thốn寸,chữ thân身, chữ ngôn言gộp lại thành chữ tạ 謝 có nghĩa là cám ơn - hàm ý nói chữ Tạ 謝 trong tên Tạ Đại Lang
là tạ ơn Trời, Tạ ơn Đất và tạ ơn Vua (Nguyên).
Tạ Đại Lang đối lại bằng chữ Tư 思
Thập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư phụ mẫu
Ý của Tạ Đại Lang là: chữ thập 十, chữ khẩu口, chữ tâm心 gộp lại thì thành chữ tư 思 có nghĩa là bản thân xa sứ chỉ: nhớ nước, nhớ nhà, nhớ cha mẹ.
*** Đây là khí chất trung quân, ái quốc mà các bậc tiền nhân trong các thời kỳ luôn gìn giữ và phát huy để xây dựng và bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Về câu đối thứ 2, tôi đã đọc có khác:
Trả lờiXóaThổ triệt bán hoành, thuận giả thượng nghịch giả hạ.
Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chúa, nhập vi vương